Vì sao F0 thường mất ngủ?

Trả lời:

Rối loạn giấc ngủ trong thời gian mắc Covid-19 chủ yếu do tâm lý lo lắng: bệnh trở nặng không? có để lại di chứng?… Đặc biệt, bệnh nhân còn rơi vào vòng luẩn quẩn: khi khó ngủ thì lo lắng hơn nên càng không thể ngủ.

Ngoài ra, khi mắc Covid-19, bệnh nhân phải nghỉ làm, tự cách ly trong nhà dẫn đến thay đổi các thói quen hàng ngày. Nhịp sinh học vì thế cũng bị ảnh hưởng, tác động đến việc ăn uống, phản ứng miễn dịch và giấc ngủ của bệnh nhân.

Để có giấc ngủ tốt hơn, bạn không nên quá lo lắng, bình tĩnh điều trị Covid-19 theo đúng chỉ dẫn của nhân viên y tế, đồng thời duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày bình thường. Người bệnh nên giữ nguyên lịch trình như khi đi làm, không ngủ dậy muộn hoặc thức khuya, không ăn tối muộn. Đến giờ đi ngủ,cần tránh ánh sáng xanh từ điện thoại di động hay máy tính bảng, TV, máy tính và nên cắt giảm tin tức, phương tiện truyền thông xã hội vào buổi tối. Bạn cũng nên tập thể dục trong ngày hoặc có thể thiền để giúp giảm căng thẳng và giữ cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nếu chứng mất ngủ kéo dài, F0 có thể sử dụng thuốc an thần đơn giản, an thần nhẹ. Tuy nhiên, thuốc an thần phải được kê đơn bởi những bác sĩ có chuyên khoa, để từ đó kiểm soát giấc ngủ tốt. Vì vậy, bạn nên gọi điện cho bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ điều trị của bệnh viện hoặc trạm y tế xã (phường)… để được tư vấn kỹ hơn về đơn thuốc.

Ngủ đủ giấc mới đảm bảo về mặt dinh dưỡng cũng như sức khoẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần, từ đó mới có khả năng đẩy lùi dịch bệnh tốt hơn.

Chúc bạn mau khỏe!

Related posts

Vì sao không nên test nhanh liên tục?

Người mắc Covid-19 có thể ra khỏi nhà

Sáng 14/3: Hơn 3,16 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi; Trung bình số F0 mới tuần qua là 162.819 ca/ngày