Du lịch Ngắm những công trình mang vẻ đẹp kiến trúc cổ ở Hải Phòng admin1 Tháng tư, 20220353 views Hải Phòng – Là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đây lưu giữ, bảo tồn những công trình kiến trúc cổ mang vẻ đẹp hoài niệm. Thành phố Hải Phòng hiện nay vẫn giữ được những công trình kiến trúc mang dấu ấn từ thời Pháp thuộc. Kiến trúc của thành phố Hải Phòng là sự pha trộn hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á – Âu. Cũng như Hà Nội, Sài Gòn (TP. HCM), đô thị Hải Phòng in đậm dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của người Pháp. Dù trải qua nhiều sự đổi thay, vẫn có thể thấy những không gian đô thị, những công trình cũ gợi nét u hoài; tiêu biểu nhất ở khu vực trung tâm – quận Hồng Bàng và các quận Lê Chân, Ngô Quyền. Là một thành phố lớn, trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông, Hải Phòng vẫn giữ cho mình sự trầm lắng, bình yên và những dấu ấn kiến trúc cũ vẫn đang tồn tại tạo nên một nét riêng của thành phố cảng. Nhà hát thành phố, niềm tự hào của phố cảng. Quy hoạch xây dựng nhiều đô thị ở Việt Nam, song người Pháp chỉ để lại 3 nhà hát ở các thành phố: Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng. Đây là công trình trung tâm, là điểm nhấn đô thị. Cho đến giờ Nhà hát và quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng vẫn giữ được nguyên vẹn chức năng, ý nghĩa đó. Bảo tàng Hải Phòng được xây dựng năm 1919, diện tích rộng và thoáng mát. Nơi đây được nhận xét là một trong những công trình mang phong cách kiến trúc Gothic nổi tiếng bậc nhất của Châu Âu, vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa thời Pháp thuộc. Mặt tiền một ngôi nhà phố trên đường Điện Biên Phủ (quận Hồng Bàng), vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị thay đổi và biến dạng. Mặt tiền một ngôi biệt thự cổ trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Hồng Bàng). Đây được coi là phố đẹp nhất ở Hải Phòng thời Pháp thuộc. Dãy nhà phố liền kề trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Hồng Bàng). Con đường này cùng với đường Hoàng Văn Thụ là hai trục giao thông chính nằm hai bên hông nhà hát thành phố đi từ quảng trường nhà hát về phía cảng sông Cửa Cấm. Nhà phố liền kề trên đường Quang Trung (quận Hồng Bàng). Thể loại kiến trúc nhà phố liền kề cũng còn khá nhiều. Có những dãy nhà có bộ mái lớn, như dãy nhà này. Bà Nguyễn Thị Minh, 86 tuổi đã có cả cuộc đời mình gắn bó với căn nhà cổ trên đường Trần Nhật Duật. Đối với bà Minh ngôi nhà cổ là những kỉ niệm, là dấu ấn thời gian. Ngôi nhà bà đang sinh sống đã sửa chữa sàn, tường song những cầu thang gỗ hay mặt tiền thì vẫn còn nguyên vẹn. Theo Laodong
Hải Phòng – Là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đây lưu giữ, bảo tồn những công trình kiến trúc cổ mang vẻ đẹp hoài niệm. Thành phố Hải Phòng hiện nay vẫn giữ được những công trình kiến trúc mang dấu ấn từ thời Pháp thuộc. Kiến trúc của thành phố Hải Phòng là sự pha trộn hài hòa giữa 2 nền văn hóa Á – Âu. Cũng như Hà Nội, Sài Gòn (TP. HCM), đô thị Hải Phòng in đậm dấu ấn quy hoạch, kiến trúc của người Pháp. Dù trải qua nhiều sự đổi thay, vẫn có thể thấy những không gian đô thị, những công trình cũ gợi nét u hoài; tiêu biểu nhất ở khu vực trung tâm – quận Hồng Bàng và các quận Lê Chân, Ngô Quyền. Là một thành phố lớn, trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông, Hải Phòng vẫn giữ cho mình sự trầm lắng, bình yên và những dấu ấn kiến trúc cũ vẫn đang tồn tại tạo nên một nét riêng của thành phố cảng. Nhà hát thành phố, niềm tự hào của phố cảng. Quy hoạch xây dựng nhiều đô thị ở Việt Nam, song người Pháp chỉ để lại 3 nhà hát ở các thành phố: Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng. Đây là công trình trung tâm, là điểm nhấn đô thị. Cho đến giờ Nhà hát và quảng trường Nhà hát thành phố Hải Phòng vẫn giữ được nguyên vẹn chức năng, ý nghĩa đó. Bảo tàng Hải Phòng được xây dựng năm 1919, diện tích rộng và thoáng mát. Nơi đây được nhận xét là một trong những công trình mang phong cách kiến trúc Gothic nổi tiếng bậc nhất của Châu Âu, vốn là trụ sở của Ngân hàng Pháp – Hoa thời Pháp thuộc. Mặt tiền một ngôi nhà phố trên đường Điện Biên Phủ (quận Hồng Bàng), vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị thay đổi và biến dạng. Mặt tiền một ngôi biệt thự cổ trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Hồng Bàng). Đây được coi là phố đẹp nhất ở Hải Phòng thời Pháp thuộc. Dãy nhà phố liền kề trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận Hồng Bàng). Con đường này cùng với đường Hoàng Văn Thụ là hai trục giao thông chính nằm hai bên hông nhà hát thành phố đi từ quảng trường nhà hát về phía cảng sông Cửa Cấm. Nhà phố liền kề trên đường Quang Trung (quận Hồng Bàng). Thể loại kiến trúc nhà phố liền kề cũng còn khá nhiều. Có những dãy nhà có bộ mái lớn, như dãy nhà này. Bà Nguyễn Thị Minh, 86 tuổi đã có cả cuộc đời mình gắn bó với căn nhà cổ trên đường Trần Nhật Duật. Đối với bà Minh ngôi nhà cổ là những kỉ niệm, là dấu ấn thời gian. Ngôi nhà bà đang sinh sống đã sửa chữa sàn, tường song những cầu thang gỗ hay mặt tiền thì vẫn còn nguyên vẹn.