Công an thành phố cảnh báo về 8 thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng viễn thông, mạng internet, mạng xã hội như sau:
2. Đối tượng giả danh là cán bộ Ngân hàng
gọi điện cho bị hại thông báo bị hại có người chuyển tiền vào tải khoản nhưng do bị lỗi nên chưa chuyển được hoặc thông báo phần mềm chuyển tiền Internet Banking của khách hàng bị lỗi… nên yêu cầu khách hàng cung cấp mã số thẻ và mã OTP để kiểm tra. Các đối tượng sử dụng thông tin bị hại cung cấp để truy cập vào tài khoản và rút tiền của bị hại.
3. Giả danh Công an, Tòa án
gọi điện thông báo người dân có liên quan đến vụ án hoặc xử phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà các đối tượng lừa đảo đưa ra để phục vụ công tác điều tra, xử lý. Khi người dân do lo sợ và chuyển tiền vào tài khoản các đối tượng yêu cầu thì các đối tưọng chuyển tiếp số tiền đó vào nhiều tài khoản khác và chiếm đoạt. Đã xảy ra nhiều vụ với số tiền bị chiếm đoạt rất lớn, từ vài tỷ đến hàng chục tỷ đồng.
4. Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và nhu cầu kiếm tiền nhanh của bị hại, các đối tượng giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Bằng thủ đoạn lập các trang Facebook giả mạo các nhãn hàng, trang thương mại điện tử như: Tiki.vn, Lazada, TokyoLive, Shopee… và chạy quảng cáo, khi bị hại nhắn tin hỏi cách thức lảm cộng tác viên, các đối tượng sẽ gửi các thông tin về công ty, nhân viên chăm sóc khách hàng… và yêu cầu gửi thông tin cá nhân, kết bạn Zalo để tư vấn. Ban đầu đối tượng gửi đường dẫn các sản phẩm có giá trị nhỏ khoảng vài trăm ngàn đồng để bị hại chọn và xác thực đơn, chụp ảnh đơn hàng gửi cho đối tượng qua Zalo, Facebook chuyển tiền vào các tài khoản do đối tượng cung cấp và được đối tượng chuyển lại toàn bộ số tiền đã bỏ ra mua hàng cùng với hoa hồng từ 3-20%.
Sau một số lần tạo niềm tin bằng cách trả gốc và hoa hồng như cam kết ban đầu, tiếp theo đối tượng viện lý do là “bạn đã được công ty nâng hạng” và gửi các đường dẫn sản phẩm trên sàn Lazada, Shopee… có giá trị lớn hơn và tiếp tục yêu cầu bị hại chụp lại hình ảnh sản phẩm đồng thời chuyển tiền. Khi đã nhận được, đối tượng không chuyển tiền mà tiếp tục thông báo cho cộng tác viên phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khác thì mới được chuyển lại tiền và hoa hồng (thực chất là tiếp tục chuyển tiền vào tài khoản đối tượng). Sau đó các đối tượng chiếm đoạt tiền của bị hại.
5. Lừa đảo thông qua các sàn giao dịch trên mạng.
Các đối tượng mời chào, lôi kéo bị hại tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, … do đối tượng thiết lập, cam kết sẽ hưởng lợi nhuận cao khi tham gia hệ thống. Các đối tượng thường quảng bá, đánh bóng tên tuổi băng cách đăng tin, bài trên mạng xã hội, tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt offline, tự nhận là chuyên gia đầu tư, người truyền cảm hứng, người dẫn đường… để lừa đảo, kêu gọi đầu tư vào hệ thống do chúng thiết lập. Khi huy động được lượng tiền đủ lớn, các đối tượng sẽ can thiệp vào các giao dịch, điều chỉnh thắng thua hoặc báo lỗi, ngừng hoạt động (sập sàn) để chiếm đoạt tiền của người tham gia.
6. Đối tượng sử dụng thông tin cá nhân, hình ảnh của các lãnh đạo các cơ quan chính quyền, đoàn thể… để thiết lập tài khoản mạng xã hội (zalo, facebook…) mạo danh.
Sau đó, các đối tượng tài khoản mạo danh để kết bạn, nhắn tin trao đổi vay, mượn tiền của bạn bè, người thân, đồng nghiệp, cấp dưới… và chiếm đoạt tiền của các bị hại chuyển đến; hoặc đối tượng lừa đảo sử dụng hack (chiếm đoạt quyền điều khiển) tài khoản mạng xã hội sau đó tạo ra kịch bản nhắn tin lừa đảo đến bạn bè của chủ tài khoản mạng xã hội và chiếm đoạt tiền của các bị hại chuyển đến tài khoản ngân hàng do các đối tượng chỉ định.
7. Thủ đoạn cho vay tiền qua app (vay tiền online).
Lợi dụng tâm lý vay tiền online thuận lợi, nhanh chóng, không phải ra ngân hàng làm thủ tục, các đối tượng lập ra các trang trên mạng xã hội (zalo, facebook…) chạy quảng cáo để tiếp cận các bị hại. Sau khi tiếp cận được nạn nhân, các đối tượng sẽ gửi các đường link kết nối với CH Play để các bị hại cài đặt ứng dụng vào điện thoại và làm theo ứng dụng (app).
Sau đó, khi bị hại đăng nhập app để vay tiền thì app sẽ báo lỗi, các đối tượng yêu cầu bị hại phải chuyển tiền đặt cọc để mở lại app thì mới giải ngân được (sau khi giải ngân thì sẽ trả lại tiền cọc và tiền cho vay), hoặc các đối tượng yêu cầu nạn nhân mua bảo hiểm khoản vay, đóng tiền phí giải ngân… Nhiều bị hại thực hiện chuyển nhiều lần để được vay cho đến khi nghi ngờ bị lừa không chuyển nữa thì các đối tượng lừa đảo thông báo nếu không chuyển nữa thì không lấy lại được số tiền đã chuyển và chiếm đoạt số tiền này của bị hại.
8. Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng tạo các tài khoản mạng xã hội để đăng bán các dụng cụ, thiết bị y tế chống dịch… Khi bị hại kết nối và đặt cọc hoặc thanh toán số tiền theo thỏa thuận, các đối tượng chặn liên hệ, đổi số điện thoại… và chiếm đoạt số tiền đã nhận được; hoặc lợi dụng nhu cầu người dân từ nước ngoài về nước gia tăng, các đối tượng tạo lập các tài khoản mạng xã hội giả để đăng tin trên các trang, hội nhóm… để đăng bán vé máy bay cho người dân có nhu cầu từ nước ngoài về nước.
Khi bị hại hỏi mua, thỏa thuận xong giá cả thì các đối tượng yêu cầu thanh toán và đồng thời gửi cho khách hàng các hình ảnh giả về vé máy bay do các đối tượng tự tạo ra, sau đó chiếm đoạt số tiền bị hại thanh toán.