Mô hình BSC là một công cụ quan trọng để định hướng chiến lược và đo lường hiệu suất của doanh nghiệp. Bằng cách cân nhắc cả các yếu tố tài chính và phi tài chính, BSC giúp tổ chức duy trì sự cân bằng và tập trung vào việc đạt được mục tiêu dài hạn.
Để nắm vững chi tiết và áp dụng hiệu quả mô hình BSC, hãy cùng chúng tôi khám phá trong bài viết dưới đây!
Mô hình BSC (Balanced Scorecard) là gì?
Mô hình BSC (Balance scorecard)
BSC – mô hình thẻ điểm cân bằng – là mô hình quản trị chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả. Mô hình không chỉ tập trung vào đánh giá hiệu suất dựa trên cả chỉ số tài chính mà còn các khía cạnh phi tài chính như khách hàng, quy trình trong nội bộ, học hỏi – phát triển. Sự cân bằng giữa các khía cạnh này đảm bảo chiến lược được thực hiện toàn diện và hiệu quả. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả hoạt động, từ đó đưa ra các quyết định chiến lược một cách chính xác và kịp thời.
Các khía cạnh của mô hình BSC
Mô hình quản trị BSC bao gồm bốn khía cạnh chính, mỗi khía cạnh đều đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:
Mô hình BSC gồm 4 khía cạnh cơ bản BSC
Khía cạnh tài chính
Khía cạnh tài chính tập trung vào việc đo lường sử dụng vốn hiệu quả và khả năng tạo ra được lợi nhuận của doanh nghiệp. Bao gồm các chỉ số sau:
-
Doanh thu: Đo lường tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
-
Lợi nhuận ròng: Phản ánh lợi nhuận sau khi trừ tất cả các chi phí.
-
Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu, giúp đánh giá hiệu quả hoạt động.
-
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI): Đo lường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Khía cạnh khách hàng
Khía cạnh khách hàng đo lường mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng, từ đó đánh giá khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Bao gồm các chỉ số sau:
-
Mức độ hài lòng của khách hàng: Đo lường qua khảo sát và phản hồi của khách hàng.
-
Tỷ lệ khách hàng trung thành: Phản ánh số lượng khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ.
-
Thị phần: Đo lường phần trăm thị trường mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.
-
Giá trị khách hàng suốt đời: Tính toán giá trị mà khách hàng mang lại trong suốt quá trình giao dịch.
Khía cạnh quy trình nội bộ
Khía cạnh này tập trung vào hiệu quả và chất lượng của các quy trình nội bộ trong doanh nghiệp. Bao gồm các chỉ số sau:
-
Thời gian chu kỳ sản xuất: Đo lường thời gian từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành sản phẩm.
-
Chi phí vận hành: Phản ánh chi phí để thực hiện các hoạt động kinh doanh.
-
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Đo lường tỷ lệ lỗi và sự hài lòng của khách hàng.
-
Đánh giá sử dụng hiệu quả các tài nguyên.
Khía cạnh học hỏi và phát triển
Khía cạnh này liên quan đến khả năng học hỏi, đổi mới và phát triển của tổ chức và nhân viên. Bao gồm các chỉ số sau:
-
Tỷ lệ đào tạo nhân viên: Đo lường số lượng và chất lượng các chương trình đào tạo.
-
Mức độ hài lòng và cam kết của nhân viên.
-
Tốc độ đổi mới: Đánh giá số lượng và hiệu quả của các sáng kiến mới.
-
Khả năng phát triển các kỹ năng mới: Đo lường sự tiến bộ trong kỹ năng và năng lực của nhân viên.
Các khía cạnh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
Những lợi ích của mô hình BSC với doanh nghiệp
Tăng cường quản lý chiến lược
Mô hình BSC giúp chuyển hóa các chiến lược thành các mục tiêu cụ thể và đo lường được. Doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi, điều chỉnh chiến lược phù hợp khi cần thiết.
Đảm bảo sự cân bằng, nâng cao hiệu suất toàn diện
Mô hình BSC đảm bảo sự cân bằng trong phát triển của doanh nghiệp, tránh tập trung quá mức vào một khía cạnh mà bỏ qua các yếu tố quan trọng khác. Cải thiện hiệu suất, nâng cao toàn diện và bền vững.
BSC giúp cải thiện hiệu suất toàn diện
Tạo sự gắn kết trong tổ chức
Mô hình quản trị BSC giúp tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu chiến lược và cách thức đóng góp của mình vào việc đạt được các mục tiêu đó. Điều này tạo ra sự gắn kết và phối hợp tốt hơn giữa các bộ phận.
Mô hình BSC được áp dụng như thế nào?
Ứng dụng mô hình BSC vào doanh nghiệp với các bước cơ bản
Để áp dụng mô hình BSC có hiệu quả phát triển cao, doanh nghiệp cần tuân theo quy trình có cấu trúc chi tiết các bước dưới đây:
1. Xác định chiến lược
Bước quan trọng nhất là xác định chiến lược của doanh nghiệp, từ đó xây dựng mô hình BSC.
-
Xác định tầm nhìn dài hạn và sứ mệnh của doanh nghiệp.
-
Xác định các mục tiêu chiến lược dài hạn cần đạt được.
-
Thực hiện phân tích SWOT để hiểu rõ vị thế hiện tại của doanh nghiệp.
2. Xác định mục tiêu và chỉ số đo lường từng khía cạnh mô hình BSC
|
Mục tiêu |
Chỉ số đo lường |
Tài chính |
Đạt được kết quả tạo nguồn tài chính vững chắc |
Các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận và chi phí,… |
Khách hàng |
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng |
Mức độ hài lòng, tỷ lệ khách hàng trung thành và tăng thị phần,… |
Quy trình nội bộ |
Tối ưu hóa hiệu quả và hiệu suất các quy trình kinh doanh |
Thời gian hoàn thành quy trình, chất lượng sản phẩm/dịch vụ,… |
Học tập và phát triển |
Tăng cường năng lực và sáng tạo của nhân viên |
Mức độ đào tạo và phát triển của nhân viên, số lượng sáng kiến mới trong công việc,…
|
3. Triển khai và theo dõi đánh giá
-
Triển khai kế hoạch cụ thể với tất cả các bộ phận, đảm bảo tất cả các nhân viên hiểu rõ chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp.
-
Thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình các chỉ số mô hình BSC, điều chỉnh chiến lược khi cần thiết và đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
>>> Tại sao phần mềm DMS – là giải pháp phát triển điếm bán thần tốc hỗ trợ doanh nghiệp tăng khả năng tối ưu chi phí & quản lý đội ngũ sale thị trường hiệu quả?
Kết luận
Mô hình BSC là một công cụ quản lý chiến lược rất mạnh mẽ, giúp cải thiện tình hình hiện tại của doanh nghiệp và hướng tới những mục tiêu quan trọng và khả thi. Các khía cạnh trong BSC có mối liên hệ mật thiết với nhau, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao hiệu suất và tạo ra giá trị lâu dài.